fbpx

Khu Vui Chơi Trẻ Em

Tại sao khu vui chơi trẻ em vắng khách? Thật đáng tiếc nếu bạn đang gặp phải tình trạng này. Vậy việc nhìn nhận và đánh giá đúng tình hình sẽ tốt hơn là chờ đợi hoặc không làm gì cả. Từ đó sẽ có những giải pháp phù hợp. Tệ hơn nữa là đánh giá sai dẫn đến những bước hành động sai.

Những phản hồi chúng ta thường thấy: Do dịch bệnh Covid kéo dài, do tình hình kinh tế chung, do đối thủ quá mạnh, do khu vui chơi đã xuống cấp,… rất nhiều lý do. Thực ra trong kinh doanh, một cửa hàng bị vắng không phải chuyện hiếm, những câu trả lời trên cũng không sai.

Nhưng ở một góc độ đầy đủ hơn, chúng ta sẽ nhìn nhận qua hai lăng kính Khách quanChủ quan dưới đây.

1. Khách quan

1.1. Tình hình kinh tế kế tế vi mô, vĩ mô

Đây là điều chúng ta ít quan tâm tới, đặc biệt với những quy mô nhỏ thì dường như mặc kệ không quan tâm. Vì nếu đã khủng hoảng mang tầm vĩ mô thì dù có muốn tránh bão cũng không được. Nhưng ở tầm vi mô, sự ảnh hưởng kinh tế trong phạm vi ngành và khu vực sẽ kéo theo nhu cầu tiêu dùng bị giảm.

Khi khủng hoảng như vậy, nhu cầu chỉ còn nằm ở nhóm hàng hóa thiết yếu và nhóm hàng phục vụ sản xuất kinh doanh. Đương nhiên lúc này, dịch vụ vui chơi giải trí cho trẻ em sẽ bị loại khỏi nhóm ngành được quan tâm.

Mặt khác, nếu không phải là khủng hoảng kinh tế mà là kinh tế phát triển, các sản phẩm bất động sản phát triển mạnh, đô thị hóa phát triển mạnh và lan rộng ra nhiều vùng ngoại thành, thì đây là cơ hội để mở rộng phát triển nhóm ngành dịch vụ vui chơi này.

1.2. Sự biến động trong phát triển văn hóa xã hội

Đó là khi có các sản phẩm thay thế trực tiếp hoặc dán tiếp. Khi kinh tế, văn hóa đời sống xã hội phát triển, phụ huynh có nhiều mục tiêu hơn để hướng tới cho con trẻ.

Theo xu hướng phát triển xã hội, có thể là: học hát, học đàn, học vẽ, học võ, học tiếng anh, học khiêu vũ,… Thậm chí mạnh hơn là phụ huynh mua hẳn những bộ đồ chơi về nhà cho bé chơi.

Việc này không làm mất đi nhu cầu đi tới Khu vui chơi trẻ em. Nhưng quỹ thời gian của phụ huynh, quỹ thời gian của bé bị các nhóm nhu cầu kia lấn chiếm và thay thế phần nào. Từ đó dẫn tới doanh thu của các khu vui chơi trẻ em bị tụt giảm.

Mặt khác, nếu khu vui chơi trẻ em phát triển các trò chơi thật mới lạ, độc đáo hoặc dịch vụ mang tính giáo trí, xu hướng thì lại có thể thúc đẩy mạnh hơn nhu cầu của phụ huynh và trẻ em.

1.3. Dịch bệnh Covid hoặc tương tự

Khu Vui Chơi Trẻ Em

Khi đọc bài viết này, rõ ràng là bạn đã chứng kiến một thực tế đáng sợ của dịch bệnh Covid 19. Cùng với những nguyên nhân như thiên tai, lũ lụt, chiến tranh,…thì dịch bệnh cũng là yếu tố bất khả kháng. Dù muốn hay không thì chúng ta vẫn buộc phải chấp nhận hậu quả của sự tụt giảm kinh tế và cố gắng khắc phục.

Thời kỳ khủng hoảng dịch bệnh thường kéo theo lạm phát. Các cán cân giá trị dịch vụ hàng hóa cũng sẽ biến đổi sau những thời gian này. Nhóm dịch vụ giải trí và chăm sóc trẻ em cũng không ngoại lệ.

1.4. Mức độ cạnh tranh của thị trường

Nếu đã là một miếng bánh ngon thì chắc chắn bạn không thể công khai ăn một mình. Các đối thủ sẽ nhảy vào đánh chiếm. Dù muốn hay không thì lúc này thị phần của bạn sẽ bị san sẻ.

Về mặt tích cực, nhiều người bán tham gia sẽ giúp educate thị trường nhanh hơn, tốt hơn. Tuy nhiên, nếu sức cạnh tranh không tốt, chúng ta có thể bị bật bãi.

Khách quan: cho dù có bạn muốn hay không, bạn có làm gì hay không, các đối thủ vẫn sẽ liên tục phát triển, đẩy mạnh bán hàng, đẩy mạnh quảng cáo, đẩy mạnh dịch vụ,…

Chủ quan: trước những biến động của thị trường, bạn phản ứng như thế nào

=> Xem thêm: 5 điểm cốt lõi trong kinh doanh khu vui chơi trẻ em

2. Khu vui chơi trẻ em vắng khách vì lý do chủ quan

2.1. Liệu có sai ngay từ đầu?

Tại sao bạn kinh doanh khu vui chơi trẻ em?
Tại sao bạn kinh doanh khu vui chơi trẻ em ở thị trường này?
Tại sao bạn kinh doanh khu vui chơi trẻ em ở địa điểm này?
Tại sao bạn kinh doanh khu vui chơi trẻ em ở thời điểm này?
Tại sao bạn kinh doanh khu vui chơi trẻ em với số vốn này?

Các công tác nghiên cứu trước khi bắt đầu kinh doanh liệu có cho kết quả tin cậy?
Liệu bạn có sai ngay từ đầu khi quyết định kinh doanh mà dự báo không khả thi?

2.2. Phản ứng với thị trường

Khu Vui Chơi Trẻ Em

Thị trường luôn luôn biến động – đó là nguyên lý bất biến. Các đối thủ, nhà cung cấp, kể các khách hàng cũng luôn biến động, có sự thay đổi hành vi và tiêu chí mua sắm.

Đối thủ mua thêm máy game cho hấp dẫn. Bạn ngồi im, giữ nguyên hiện trạng, đó là do bạn lựa chọn.

Đối thủ nâng cấp khu vui chơi mỗi năm 1 lần. Bạn ngồi im, không muốn thay đổi, đó là do bạn lựa chọn.

Đối thủ đẩy mạnh quảng cáo bán hàng để tăng doanh thu. Bạn ngồi im, không muốn làm gì thêm, đó là do bạn lựa chọn.

Đối thủ giảm giá, tăng tặng quà thu hút khách hàng. Bạn ngồi im, bạn nghĩ bạn vẫn ổn, đó là do bạn lựa chọn.

Đối thủ lấy khách hàng của bạn. Bạn ngồi im, bạn nghĩ bạn không kinh doanh được nữa, đó là do bạn lựa chọn.

Việc có phản ứng hoặc không phản ứng với thị trường sẽ có 3 trường hợp:

– Đánh giá sai tình hình. Dẫn đến không hành động hoặc hành động sai.
– Không biết đánh giá tình hình. Dẫn đến ngồi im, không hành động.
– Đánh giá được tình hình. Nhưng không có năng lực để hành động.

2.3. Công tác quản lý chất lượng khu vui chơi trẻ em chưa tốt

Chất lượng khu vui chơi trẻ em bao gồm: chất lượng của các đồ chơi, các trò chơi và chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ khách hàng.

Nếu để 1 trong 2 vấn đề chưa tốt, nghĩa là quản lý chất lượng chưa tốt.

Chất lượng chưa tốt, đem lại trải nghiệm không tốt cho khách hàng. Khách hàng sẽ rời bỏ.

Chất lượng trò chơi: các đồ chơi, trò chơi bị xuống cấp, cũ kỹ, hư hỏng. Máy game không ổn định, thường xuyên bị trục trặc. Khu vệ sinh bốc mùi. Hệ thống quạt gió, hệ thống máy lạnh không hoạt động,… Giả sử trước đây giá vé là 50K là hợp lý, thì bây giờ giá vé 50K trở thành bị đắt.

Chất lượng dịch vụ: Bãi xe chật chội, khó để xe. Quầy bán vé thao tác rất lâu, không in được hóa đơn. Thái độ của bảo vệ, thái độ của nhân viên luôn khó chịu. Không có chỗ đi vệ sinh trong khu vực, phải đi nhờ bên ngoài. Không phục vụ nước uống, phải mua bên ngoài. Không có chỗ ngồi chờ dành cho phụ huynh… Không có nhân viên hướng dẫn, hỗ trợ trong khu vui chơi khi cần… Khi có vấn đề thì quản lý sẵn sàng cãi nhau với khách hàng.

2.4. Công tác quản lý khách hàng chưa tốt

Khu Vui Chơi Trẻ Em

Đó là CRM. Điều này nghe có vẻ mới, nhưng thực ra cũng không mới lắm.
Việc quản lý khách hàng sẽ gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng. Giúp giữ chân khách hàng tốt hơn, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.

Nhưng nếu quản lý khách hàng chưa tốt, có thể do 2 lý do:

– Chưa có phần mềm, thiết bị để quản lý: phần mềm tích điểm, tạo thẻ thành viên, lưu thông tin khách hàng, số điện thoại, ngày sinh nhật của phụ huynh và bé,…

– Có phần mềm, nhưng chưa thực hiện tốt công tác quản lý, hoặc không biết quản lý khách hàng. Chưa biết cách tạo chương trình.

2.5. Công tác bán hàng, quảng cáo, truyền thông chưa tốt

Khu Vui Chơi Trẻ Em

Ngồi im chờ khách hàng tới – Đây là cách rất thút vị để đón nhận sự thất bại.

Ngồi im chờ khách hàng tới – Đây là cách rất thút vị để đón nhận sự thất bại.

Trong thời đại cạnh tranh như chiến tranh, thà có làm nhưng chưa tốt vẫn hơn là không làm gì cả.

Thị trường luôn biến động, khách hàng luôn biến động – đó là quy luật bất biến. Nếu bạn cứ giữ vững niềm tin rằng bạn vẫn tốt và không cần làm gì thì đó chính là nguyên nhân khiến bạn muốn đọc bài viết này: Tại sao khu vui chơi trẻ em vắng khách.

2.6. Công tác quản trị vận hành khu vui chơi trẻ em chưa tốt

Công trình khu vui chơi trẻ em tại Bình Định do GOADESIGN thiết kế và thi công trọn gói đã đi vào hoạt động. Với thiết kế không gian chơi sáng tạo, lạ mắt, mang lại cho các bé một sân chơi lành mạnh và ấn tượng tượng nhất.

Như trên là rất nhiều lý do khiến kết quả kinh doanh chưa tốt. Nhưng ở góc độ quản trị thì chỉ có 1 lý do, 1 lý do mà thôi: Không biết quản trị vận hành.

Đồ chơi xuống cấp, do quản lý không kiểm soát
Khu vệ sinh dơ bẩn, do quản lý không kiểm soát
Nhân viên cãi nhau với khách hàng, do quản lý không kiểm soát
Đối thủ liên tục đẩy mạnh quảng cáo bán hàng mà khu vui chơi của chúng ta không làm gì, do quản lý không nắm tình hình.
Mọi thứ vẫn tốt mà doanh thu tụt giảm, do quản lý không tìm được nguyên nhân

Và ở trong quy mô tổ chức của một khu vui chơi trẻ em, thì cơ bản sẽ gồm 3 phần:

– Kỹ năng tư duy về xử lý công việc của nhà quản lý

– Kỹ năng nhân sự của nhà quản lý

– Kỹ năng tài chính của nhà quản lý

Còn những thứ như: chiến lược sẽ chưa cần đòi hỏi quá nhiều trừ khi bạn có kế hoạch kinh doanh chuỗi.

Trên đây là một vài lý do có thể dẫn đến sự tụt giảm doanh thu, vắng khách hàng. Trước khi đưa ra một phương án hành động, thì đánh giá đúng nguyên nhân, đánh giá đúng tình hình mới là điều quan trọng. Chúng ta cần nhạy bén, linh hoạt với thị trường để có những cái nhìn thực tế hơn, đúng đắn hơn.

Liên hệ với Goadesign để được tư vấn thiết kế, thi công hay bất cứ những vấn đề liên quan đến khu vui chơi trẻ em để kinh doanh mô hình này một cách thuận lợi nhất. 

4 thoughts on “Tại Sao Khu Vui Chơi Trẻ Em Vắng Khách

  1. Pingback: Mô Hình Cà Phê Kids – Xu Hướng Của Sự Tiến Bộ Xã Hội • goadesign.vn

  2. Pingback: Cách Tăng Trưởng Khu Vui Chơi Trẻ Em Trong Mùa Dịch • goadesign.vn

  3. Pingback: Tips mà nhà đầu tư Khu Vui Chơi Trẻ Em nên quan tâm • goadesign.vn

  4. Pingback: 5 Bước Tự Thiết Kế Khu Vui Chơi Trẻ Em • goadesign.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon