fbpx

Nếu kinh doanh khu vui chơi trẻ em chỉ là việc lắp đặt thiết bị, rồi mở ra là có khách thì câu chuyện quá đơn giản. Sẽ không có nhiều người phải thanh lý và giã từ cuộc chơi như vậy. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều người thành công từ mô hình này.

Để đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất, thu hút và giữ được khách hàng thì đây là 5 điểm bạn nên lưu ý.

Kinh Doanh Khu Vui Chơi

1. Nhạy bén với thị trường để đưa ra sản phẩm phù hợp

Khi khu vực của bạn chưa có ai kinh doanh khu vui chơi trẻ em thì việc bạn mở ra khu đầu tiên sẽ là cơ hội (có thể có cơ hội).
Khi khu vực của bạn đã có một vài khu vui chơi rồi, thì lúc này cơ hội sẽ khác. Bạn cần đánh giá được mức độ khả thi (bằng các công tác khảo sát và đánh giá bạn tự thực hiện)

Vậy trong trường hợp vẫn có thể kinh doanh được, lúc này chúng ta sẽ mở một khu vui chơi trẻ em như thế nào cho hiệu quả?

– Sản phẩm phù hợp với số đông sẽ dễ bán. Ví dụ như khu vui chơi đơn thuần, phổ thông dễ nhận biết. Hay các mô hình Game Zone cỡ lớn…

Nếu thị trường lớn có mức độ cạnh tranh cao, thì sản phẩm phục vụ nhóm khách hàng ở thị trường trường ngách phải đủ lớn. Ví dụ như các mô hình kết hợp: kids cà phê, hoặc nhóm trẻ, khu vui chơi trong trường mầm non, hay một trung tâm đào tạo kỹ năng kết hợp,…

– Tình hình dân cư và các nhóm tuổi. Đối tượng mua vé là phụ huynh, đối tượng thụ hưởng là trẻ em. Độ tuổi phổ thông là từ 4-12 tuổi.

– Các mặt hàng và loại hình dịch vụ có mức giá tương tự, tiêu dùng tốt. Ví dụ như: Trường mầm non, trung tâm luyện chữ đẹp, trung tâm đào tạo năng khiếu cho trẻ (âm nhạc, vũ đạo, hội họa,…), các lớp dạy bơi, dạy võ; các cửa hàng bán đồ chơi trẻ em,…

– Luồng hành vi tại các lối giao thông trong khu vực. Có những khu vực đông đúc người qua lại, nhưng bị hạn chế hành vi mua sắm và sử dụng dịch vụ như đường quốc lộ lớn, nhiều xe tải qua lại. Có những khu vực mật độ lưu thông ở mức trung bình, nhưng dân cư có mức sống cao thì kinh doanh dịch vụ vẫn có doanh thu tốt.

Những điều này không hoàn toàn đúng tại tất cả các khu vực, nhưng sẽ là những tiêu chí, dữ kiện để bạn có thể đánh giá. Vậy nên bạn cần làm khảo sát thực tế để nhận thấy rõ nhất tình hình của mình.

Việc khảo sát và đánh giá kỹ lưỡng sẽ cho phương án đầu tư một khu vui chơi trẻ em như thế nào cho hiệu quả. Cụ thể là thiết kế mô hình gì, theo phong cách gì, giá vé bán ra là bao nhiêu.

2. Tối ưu thiết kế từ ban đầu khi kinh doanh khu vui chơi

“Thà sửa bản vẽ còn hơn sửa công trình”. Điều này luôn đúng trong làm công trình nói chung và khu vui chơi trẻ em nói riêng. Hãy nhờ đến đơn vị tư vấn thiết kế chuyên nghiệp thay vì tự mầy mò.

Cụ thể là sao? Hãy xem 2 trường hợp tự setup dưới đây:

TH 1: Bạn đã có khu vui chơi và đang kinh doanh. Sẽ có những lúc bạn nhận thấy chỗ này chật hẹp quá, chỗ kia rộng quá. Lẽ ra chỗ này nên làm khu chơi bóng, chỗ kia nên chơi đu dây,…thì hợp lý hơn. Rồi muốn đổi vị trí quầy thu ngân, tăng cường đèn led hắt, sửa lại tủ locker để đồ,… Rồi muốn setup thêm mới hoặc thay thế một vài trò chơi nào đó. Bạn luôn cảm thấy khó chịu và muốn làm gì đó mỗi khi bước vào khu vui chơi của mình. Vậy đó là lý do cần tối ưu thiết kế từ ban đầu.

TH 2: Bạn chưa kinh doanh và đang trong giai đoạn tìm hiểu về thiết kế khu vui chơi trẻ em. Một việc thường xuyên bắt gặp là sau khi cóp nhặt tại nhiều nơi về thành một bản thiết kế, bạn vẫn chưa hài lòng. Và mỗi khi thấy một mô hình trò chơi ở đâu đó hay, thì bạn lại muốn mang lên bản thiết kế của mình. Mỗi khi thấy một góc trang trí nào đẹp, bạn cũng muốn làm một khu tương tự. Kể cả khi bạn quyết định hoàn thành bản vẽ tự thiết kế, quá trình này vẫn chưa kết thúc nếu bạn còn nhìn thấy cái gì ở đâu đó đẹp. Đó là lý do cần tối ưu thiết kế từ ban đầu.

Thực ra điều này cũng là dễ hiểu, vì chúng ta luôn muốn có những thứ tốt hơn.

Nhưng vì diện tích hữu hạn và nguồn vốn hữu hạn, chúng ta cần phải thực hiện tối ưu thiết kế.

Việc này không có nghĩa cứ thuê chuyên gia thiết kế là sử dụng được mãi mãi (không có gì tốt và hợp lý được mãi), nhưng sẽ là phương án tốt nhất trong khoảng thời gian sử dụng dài nhất.

– Tối ưu toàn bộ diện tích sử dụng. Tối ưu công năng.

– Tối ưu chi phí thi công. Thiết kế hợp lý thì khi thi công sẽ tối ưu được quy trình, vật tư và nhân công.

– Tối ưu vận hành trong quá trình vận hành và trải nghiệm khách hàng

– Tối ưu cơ cấu đầu tư. Giả sử chúng ta chia kế hoạch đầu tư ra làm 2-3 giai đoạn thì việc thiết kế còn đặc biệt quan trọng hơn nữa.

3. Luôn luôn bám sát trải nghiệm khách hàng khi kinh doanh khu vui chơi

Nói một cách đơn giản: đặt khách hàng làm trung tâm. Trải nghiệm khách hàng là toàn bộ những gì khách hàng được trải nghiệm trước, trong khi và sau khi tới khu vui chơi. Giúp thu hút khách hàng tới và tới những lần sau. Hay quyết mua hàng của bạn hay của người khác.

Kinh Doanh Khu Vui Chơi

Hành trình trải nghiệm bao gồm:

– Thông tin về khu vui chơi, nội dung trò chơi, huấn luyện viên, hướng dẫn viên, giá vé, tiện ích đi kèm như cà phê, ghế massage, thẻ thành viên,… Những thông tin này khách hàng sẽ được quảng cáo trước khi ra quyết định mua vé.

– Trải nghiệm thực tế tại khu vui chơi: từ quá trình để xe, tới quầy vé, rồi vào khu vui chơi, mọi thứ có thuận lợi và dễ dàng hay không. Thái độ của bảo vệ, thái độ nhân viên. Những cảm nhận về khu vui chơi, về thiết bị, về đồ chơi. Cảm nhận về những thông điệp quảng cáo trước đó có đúng hay không…

Tại khu vui chơi thì trải nghiệm sẽ bao gồm của phụ huynh (người mua vé) và bé (người thụ hưởng).

Ví dụ:

   Phụ huynh thích tới khu vui chơi này vì không gian sạch sẽ, hiện đại, nhưng bé lại không thích các trò chơi ở đây, thậm chí có thể bị sợ sệt vì mô hình nào đó, sợ sệt vì một nhân viên hướng dẫn, hoặc do đông bé chơi nên bé bị tranh dành đồ chơi.

   Hoặc các bé lớn một chút thì thích chơi ở các khu vui chơi có nhiều trò vận động. Nhưng phụ huynh không thích vì đường đi xa, bãi xe chật hẹp, không có chỗ ngồi cà phê chờ đợi, hoặc không có máy lạnh và vệ sinh kém.

Những trải nghiệm này tại khu vui chơi có thể ảnh hưởng tới quyết định mua vé lần sau. Hoặc khiến khách hàng đi chơi ở chỗ khác.

– Trải nghiệm sau khi rời khỏi khu vui chơi: có thể là khi về nhà, phụ huynh lại tiếp tục nhận thông điệp quảng cáo trên Facebook về tính giáo dục, về các chương trình khuyến mãi lần sau của khu vui chơi. Hay là các sự kiện sắp tới được tổ chức tại đó. Hoặc có thể là những đánh giá truyền miệng của những phụ huynh gần nhà đã đưa con tới chơi ở đó: rằng chỗ đó chơi hay lắm, chỗ đó cà phê ngon lắm, chỗ đó sạch sẽ lắm; hay chỗ đó dở lắm, mất vệ sinh lắm,…

Hình thành và lưu giữ, ghi nhớ trải nghiệm qua 5 giác quan

– Mắt nhìn: hấp dẫn thị giác bằng hình ảnh, màu sắc nội thất…

– Tai nghe: âm thanh, âm nhạc phụ hợp, tạo phấn khích

– Mùi hương trong khu vui chơi. Có thể là mùi thơm dịu, hay mùi khó chịu từ loilet. Hoặc không có mùi hương gì cũng không sao.

– Có thể là vị cà phê, đồ ăn, nước uống tại đó. Họ sẽ rất nhớ khu vui chơi nào bán cho họ cây xúc xích có vị chua.

– Cảm nhận xúc giác khi trực tiếp trải nghiệm các vật liệu an toàn, sang xịn mịn. Các khối mút lego sạch sẽ, vuông vức. Các bục ghế bọc simili dày dặn, êm và an toàn,… Đối với vật dụng “xịn” thì khó để cảm nhận qua hình ảnh mà phải trực tiếp tiếp xúc.

Kinh Doanh Khu Vui Chơi

Qua 5 giác quan, những trải nghiệm này sẽ đâm thẳng vào não, đặc biệt là những trải nghiệm tồi tệ sẽ được ghi nhớ rất lâu.

Những điều này mới đọc thì thấy có phần giống cách làm marketing. Tuy nhiên đối với trải nghiệm khách hàng thì đây còn được cho là một môn riêng cần quản trị.

Vì vậy, việc bám sát trải nghiệm khách hàng và liên tục điều chỉnh là rất quan trọng để bán hàng và bán hàng lần sau.

4. Tài chính rành mạch và tái đầu tư hợp lý

Nếu bạn đã là người đầu tư thì điều này sẽ không cần phải giải thích nhiều. Tuy nhiên việc nhắc lại này cũng rất quan trọng.

Kinh Doanh Khu Vui Chơi

Chúng ta cần làm rõ những hạng mục mang doanh thu chính, doanh thu phụ đi kèm. Nhóm mặt hàng bán kèm có sức ảnh hưởng và thu hút để có những điều chỉnh cho phù hợp.

Ngoài ra đối với khu vui chơi trẻ em, việc tính khấu hao cần được chú ý sát sao hơn vì một số nhóm đồ chơi có thể sớm bị hư hỏng, cần thay thế mới.

Thêm nữa là quá trình “thay áo” cho khu vui chơi nên được sắp xếp 6 tháng/lần hay 1 năm/lần. Tùy thuộc theo mật độ khách hàng và tỷ lệ doanh thu tương ứng.

5. Quản trị nhân sự và quy trình khi kinh doanh khu vui chơi

Bạn vừa đọc phần trải nghiệm khách hàng ở bên trên, nhân sự và quy trình là rất quan trọng trong việc mang lại sự hài lòng đối với khách hàng.

Kinh Doanh Khu Vui Chơi

Có thể liệt kê ví dụ:

– Quy trình bán vé, check in – check out vừa chặt chẽ vừa tối giản, khách không cảm thấy khó khăn, phải chờ đợi quá lâu.

– Nhân viên luôn niềm nở, thái độ phục vụ một cách tích cực.

– Số lượng nhân viên túc trực đảm bảo đủ để có thể hỗ trợ phụ huynh và bé khi cần. Hỗ trợ kịp thời khi gặp các sự cố.

– Đảm bảo nguyên tắc đồ chơi gọn gàng, sạch sẽ khi bé rời vị trí. Đảm bảo công tác vệ sinh toàn khu.

– Nhân sự có năng lực tổ chức, ứng biến với những ngày khách đông quá tải, tổ chức sự kiện, hoặc xử lý khi khách hàng có khiếu nại.

Nhân sự và quy trình sẽ đi kèm với các mức chi phí. Tùy theo quy mô của khu vui chơi, quy mô nhân sự, quy mô khách hàng mà chúng ta sẽ có những cách quản lý khác nhau.

Ngoài việc tối ưu chi phí, tối ưu quỹ lương, thì việc đặt khách hàng làm trung tâm trong mọi hoạt động vẫn là điều quan trọng nhất để có sự phát triển tốt về lâu dài.

Liên hệ với Goadesign để được tư vấn thiết kế, thi công hay bất cứ những vấn đề liên quan đến khu vui chơi trẻ em để kinh doanh mô hình này một cách thuận lợi nhất. 

4 thoughts on “5 Điểm Cốt Lõi Trong Kinh Doanh Khu Vui Chơi Trẻ Em

  1. Pingback: Tại Sao Khu Vui Chơi Trẻ Em Vắng Khách • goadesign.vn

  2. Pingback: Cách Bảo Trì, Tái Đầu Tư Khu Vui Chơi Trẻ Em • goadesign.vn

  3. Pingback: KHU VUI CHƠI THANH LÝ - NÊN HAY KHÔNG? • goadesign.vn

  4. Pingback: Tips mà nhà đầu tư Khu Vui Chơi Trẻ Em nên quan tâm • goadesign.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon