Ở các bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu 5 bước tự thiết kế khu vui chơi trẻ em nhằm đảm bảo được sự hấp dẫn nhất định. Chắc chắn ở những lần đầu, chi phí khi lên dự toán và ngân sách của bạn sẽ không khớp nhau. Hãy bình tĩnh và tối ưu lại nhé. Có thể sẽ cần tăng / giảm hạng mục, hoặc thay thế, sửa đổi. Cùng tìm hiểu phong cách và bố cục khu vui chơi trẻ em trong bài viết dưới đây.
Để chắc chắn và đảm bảo hơn cho việc kinh doanh của mình, bạn nên nhờ đến các đơn vị tư vấn thiết kế khu vui chơi trẻ em chuyên nghiệp. Chúng ta sẽ được tối ưu mọi thứ trên giấy, nhìn thấy toàn bộ viễn cảnh trước khi xuống tiền……
=> Xem thêm: 5 bước tự thiết kế khu vui chơi trẻ em
Để cụ thể hơn trong phần thiết kế, bao gồm phong cách và bố cục, chúng ta sẽ tìm hiểu qua nội dung dưới đây.
1. Phong cách
Trước hết chúng ta nên hiểu cơ bản thế nào là phòng cách?
– Thể hiện được tâm hồn, đặc điểm riêng, ấn tượng riêng mà rất ít các khu khác có.
– Có quy cách, tiêu chuẩn trong không gian chơi.
– Thể hiện được tính cách của nhà đầu tư và nhà thiết kế.
Khi kinh doanh khu vui chơi, phần thiết kế nên có phong cách riêng. Đó là điểm thu hút phụ huynh và các bé. Sẽ giảm được mức độ cạnh tranh với các khu khác cùng địa bàn.
Hình ảnh dẫn chứng một số phong cách ấn tượng
2. Bố cục khu vui chơi
Một số bố cục cơ bản trong không gian khu vui chơi được phân chia như sau:
2.1. Bố cục khu vui chơi 3-3-4:
– 30% là khoảng trống để chơi các đồ chơi đi động, khoảng lưu thông, một số đồ chơi có thể thấy thế ngắn hạn.
– 30% là bố trí đồ chơi thông minh có tỷ lệ khấu hao khoảng 6 tháng – 1 năm, linh động để thay thế có thể là vận động, hướng nghiệp,các hệ tủ quầy vé, bán đồ chơi cho bé.
– 40% là bố trí thuần vận động như hệ liên hoàn, biển banh, sasuke,… những đồ chơi có mức khấu hao lâu dài, cố định, hạn chế thay đổi.
Hình ảnh mô tả bố cục:
2.2. Bố cục khu vui chơi 5-3-2
– 50% là vận động như hệ liên hoàn, hồ banh, sasuke, sàn nhún liên hoàn, leo núi… đồ chơi cố định mức khấu hao lâu dài, hạn chế thấy đổi.
– 30% là đồ chơi thông mình, giáo trí hướng nghiệp, hệ đảo quầy bán hàng đồ chơi.
– 20% là khoảng trống lối giao thông, chơi các đồ chơi di động, để có thể linh động thêm các đồ chơi bổ sung trong quá trình vận hành.
Hình ảnh mô tả bố cục
2.3. Bố cục khu vui chơi 4-6
– 40% là khu chơi Game sử dụng máy chơi đổi quà bố trí không gian lối giao thông và quầy bán đồ đổi quà
– 60% là khu vui chơi vận động kết hợp hoặc theo bố cục trên
Hình ảnh mô tả bố cục
2.4. Bố cục khu vui chơi 7-3
– 70% là khu vui chơi trong đó có các khu vận động cố định , khu chơi linh hoạt, có thể bố trí áp dụng theo các bố cục trên
– 30% là khu vực Cafe kết hợp ăn nhẹ cho phụ huynh và bé.
Hình ảnh mô tả bố cục
Còn nhiều cách chia khác về bố cục. Để xác định và chọn lựa phương án thiết kế tối ưu, còn dựa vào nhiều yếu tố như:
– Đặc điểm mặt bằng kinh doanh
– Mục đích đầu tư
– Thị trường và mức độ cạnh tranh
– Ý tưởng, sở thích của CĐT và nhà thiết kế
– Ngân sách đầu tư
– Năng lực thiết kế của đơn vị thiết kế
– Năng lực triển khai thi công từ bản thiết kế của đơn vị thi công
Để có được những phương án tối ưu nhất trong nguồn vốn, chúng ta nên tham khảo thêm sự tư vấn từ những đơn vị Tư vấn thiết kế thi công khu vui chơi trẻ em chuyên nghiệp. Từ đó sẽ có nhiều góc nhìn hơn.
Mũi Tên Vàng – GOADESIGN
Tư Vấn Thiết Kế – Thi Công – Kiến Tạo Không Gian
Văn phòng : 158/56/17 Phạm Văn Chiêu, Phường 9 ,Quận Gò Vấp ,TP. Hồ Chí Minh
Số Hotline: 0902.548.399 – 0888.548.399
Pingback: Màu sắc - Điểm Quan Trọng Trong Khu vui Chơi • goadesign.vn