fbpx

12 CHIẾN LƯỢC ĐỊNH GIÁ BÁN TRONG KINH DOANH ĂN UỐNG

Có rất nhiều câu hỏi mình nhận được về các cách lập chiến lược định giá cho một sản phẩm. Nay Goadesign  sẽ tổng hợp lại những phương pháp định giá trong các ngành hàng để những ai đã và đang có ý định kinh doanh trong lĩnh vực F&B hiểu rõ hơn về những cơ bản trong định giá menu.

CHIẾN LƯỢC 1: PENETRATION PRICING (ĐỊNH GIÁ THÂM NHẬP)

Cách này sẽ đưa ra giá sản phẩm thấp hơn các sản phẩm khác trên thị trường để tăng doanh số bán. Mục tiêu là chiếm được thị phần rồi tăng giá dần lên. Áp dụng khi tung sản phẩm mới, thường dùng cho ngành hàng dịch vụ.
Một ví dụ điển hình đó là cách gia nhập thị trường của Trà xanh C2 để cạnh tranh với Trà xanh O độ. Tiếp cận thị trường với mức giá rẻ hơn một nửa và đã chiếm được thị phần rất cao. Sau đó 1 – 2 năm tung ra dung tích lớn hơn.

CHIẾN LƯỢC 2: SKIMMING PRICING (ĐỊNH GIÁ HỚT VÁNG)

Định giá sản phẩm ban đầu cao, sau đó giảm dần để sản phẩm tiếp cận được thị trường rộng rãi hơn. Phương pháp định giá này thường được sử dụng cho các sản phẩm điện tử công nghệ cao. Nhắm tới những khách hàng muốn tiên phong là người đầu tiên để sử dụng một sản phẩm cao cấp, trải nghiệm sản phẩm đó và sau đó giảm giá dần để tiếp cận nhiều người dùng hơn (ai hay cập nhật các dòng điện thoại mới thì chắc sẽ nhận ra). Khi họ đã thu được lợi nhuận nhất định đề bù đắp vào chi phí marketing thì sẽ bắt đầu giảm giá.

CHIẾN LƯỢC 3: PREMIUM PRICING (ĐỊNH GIÁ CAO CẤP)

Giá được định rất cao để cho thấy rằng sản phẩm là hàng hiệu hoặc độc quyền. Dùng cho các sản phẩm đặc biệt của cửa hàng hoặc dành cho thương hiệu thời trang, sản phẩm công nghệ cao cấp, siêu xe, hàng hiệu, phiên bản giới hạn.

CHIẾN LƯỢC 4: COST PLUS PRICING (ĐỊNH GIÁ CỘNG THÊM VÀO CHI PHÍ)

Chiến lược này thường được các chủ quán sử dụng. Đưa ra giá bán bằng cách cộng thêm một số tiền hay tỉ lệ phần trăm lợi nhuận mong muốn vào chi phí sản xuất theo công thức:
Giá = (Biến phí đơn vị + Định phí) x (1 + tỉ lệ phần trăm lợi nhuận)

CHIẾN LƯỢC 5: COST BASED PRICING (ĐỊNH GIÁ DỰA VÀO CHI PHÍ)

Cái này tương tự chiến lược 4. Xem xét yếu tố chi phí khi định giá, tuy nhiên cách này xem xét các yếu tố như điều kiện thị trường, cạnh tranh, nhu cầu tiêu dùng, rất phù hợp cho thị trường thay đổi thường xuyên nhưng vẫn muốn định giá dựa vào chi phí.

CHIẾN LƯỢC 6: COMPETITION PRICING (ĐỊNH GIÁ CẠNH TRANH)

Lại là một chiến lược mà các chủ quán cực hay dùng. Định giá dựa vào giá bán của đối thủ cạnh tranh. Áp dụng cho thị trường cạnh tranh cao và có 3 lựa chọn giá: thấp hơn, cao hơn gấp đôi, và bằng. Nhưng khi định giá hơn gấp đôi thì phải xác định được điểm khác biệt lớn của sản phẩm mang lại giá trị cao cho khách hàng.

CHIẾN LƯỢC 7: PRODUCT LINE PRICING (ĐỊNH GIÁ THEO DÒNG SẢN PHẨM)

Định giá khác nhau cho các sản phẩm trong dòng sản phẩm. Mỗi sản phẩm có mức giá khác nhau tùy theo đặc tính. Thường áp dụng cho các hàng công nghệ điện tử, định giá theo tiêu chí màn cong/màn thẳng, chip I3/I4/I5… cùng đời.

CHIẾN LƯỢC 8: OPTIONAL PRICING (ĐỊNH GIÁ TÙY CHỌN)

Đưa ra các gói tùy chọn với các mức giá khác nhau cho sản phẩm. Như trà sữa thêm topping hay xe ôtô thêm những lựa chọn nâng cấp.

CHIẾN LƯỢC 9: PSYCHOLOGICAL PRICING (ĐỊNH GIÁ TÂM LÝ)

Định giá sản phẩm dựa theo hiệu ứng tâm lý. Ai mà hay vào siêu thị chắc chắn thấy. Khi định giá sẽ để số lẻ dạng 499.000 chứ không phải 500.000. Hoặc 990.000 thay vì 1.000.000.

CHIẾN LƯỢC 10: BUNDLE PRICING (ĐỊNH GIÁ THEO NHÓM)

Cái này khỏi bàn rồi, đi đâu cũng gặp: combo đồ ăn uống, mua 3 tặng 1 hoặc gọi theo set sẽ rẻ hơn gọi lẻ.

CHIẾN LƯỢC 11: BAIT AND HOOK PRICING (ĐỊNH GIÁ NHỬ MỒI)

Cái này nghe hấp dẫn ghê, phương pháp này sẽ có sản phẩm chính với giá thấp để lôi kéo khách hàng hoặc bán sản phẩm chính giá thấp rồi thay thế phụ tùng hay vật liệu trong quá trình sử dụng. Hay gặp ở máy in, dao cạo râu, ai chơi game thì sẽ nhận ra ở máy game playstation với đĩa game rất đắt.

CHIẾN LƯỢC 12: VALUE BASED PRICING (ĐỊNH GIÁ THEO GIÁ TRỊ)

Cái này thì yêu cầu phải có cái đầu đỉnh cao có kinh nghiệm lắm, cách định giá dựa vào giá trị cảm nhận của khách hàng hơn là dựa vào chi phí sản xuất. Khách hàng sẽ không biết được giá vốn mà chỉ dựa vào cảm nhận lý tính và cảm tính mà sản phẩm mang lại. Cách này thì siêu lợi nhuận.

Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán Kids Cafe thu hút khách hàng từ những ngày đầu tiên

𝑳𝒊𝒆̂𝒏 𝒉𝒆̣̂ 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒕𝒐̂𝒊 𝒏𝒆̂́𝒖 𝒃𝒂̣𝒏 đ𝒂𝒏𝒈 𝒕𝒊̀𝒎 đ𝒐̂́𝒊 𝒕𝒂́𝒄 𝒄𝒐́ 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒈𝒊𝒖́𝒑 𝒃𝒂̣𝒏 𝒃𝒊𝒆̂́𝒏 𝒎𝒐̣𝒊 𝒚́ 𝒕𝒖̛𝒐̛̉𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒂̀𝒏𝒉 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄. 𝑴𝒖̃𝒊 𝑻𝒆̂𝒏 𝑽𝒂̀𝒏𝒈 – 𝑮𝑶𝑨𝑫𝑬𝑺𝑰𝑮𝑵
𝚃𝚑𝚒ế𝚝 𝙺ế & 𝚃𝚑𝚒 𝙲ô𝚗𝚐 𝚗𝚑𝚊̀ 𝚑𝚊̀𝚗𝚐 𝚌𝚑𝚞𝚢ê𝚗 𝚗𝚐𝚑𝚒ệ𝚙

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon