fbpx

Lĩnh vực kinh doanh F&B chưa bao giờ hết “hot”. Tuy nhiên việc bắt đầu thiết kế nhà hàng thường tốn rất nhiều thời gian và tiền của cho những ai mới bước chân vào lĩnh vực này.  Số vốn bỏ ra ban đầu thường dao động rất lớn vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa điểm, phong cách thiết kế nhà hàng, quy mô…Vì vậy, bạn cần có một kế hoạch kinh doanh bài bản để giảm thiểu chi phí phát sinh.

Xây dựng kế hoạch kinh doanh nhà hàng

Bước đầu tiên khi thiết kế nhà hàng là xác định các yếu tố như loại hình, phong cách nhà hàng mà bạn muốn hướng tới, quy mô, cách bài trí cũng như các dịch vụ mà bạn cung cấp. Quan trọng nhất là lựa chọn địa điểm và ước tính số lượng khách mà bạn có thể phục vụ mỗi ngày.

Một điểm khó khăn nữa khi kinh doanh nhà hàng là xin giấy phép kinh doanh. Vì vậy bạn cần tính đến các khoản phí như phí làm thủ tục hành chính, chi phí cho nguyên liệu thực phẩm, đào tạo nhân viên và chi phí phát sinh… Nhiều chủ đầu tư thất bại vì không tính tới khả năng thu hồi vốn chậm của nhà hàng và dẫn tới tình trạng thiếu vốn để duy trì hoạt động. Vì vậy, bạn cần có một khoản kinh phí đủ để chịu lỗ cho tới khi nhà hàng của bạn bắt đầu đem lại lợi nhuận.

Chi phí cơ sở vật chất và trang thiết bị bao nhiêu là đủ?

Chi phí cơ sở vật chất khi thiết kế nhà hàng phụ thuộc rất lớn vào việc bạn muốn mua hay thuê mặt bằng kinh doanh. Nếu bạn mua lại một nhà hàng, bạn sẽ tốn một khoản phí để cải tạo lại nhà hàng cũ, nhưng tốn bao nhiêu còn phụ thuộc vào tình trạng hiện tại của nhà hàng đó.

Nếu bạn thuê mặt bằng mở cửa hàng, bạn cần đảm bảo thời hạn hợp đồng phải đủ dài để nhà hàng của bạn có thời gian phát triển và sinh lời.

Nếu bạn bắt đầu xây dựng cửa hàng từ đầu thì vật dụng đắt tiền nhất sẽ là công cụ dụng cụ, bàn ghế, quầy bar, hệ thống thông gió…. Đối với khu bếp bạn sẽ cần tủ lạnh, lò nướng, kệ và vật dụng nấu, lưu trữ thức ăn. Bạn cũng cần tính đến chi phí cho bát chén, dao, kéo, ly, muỗng… và các dụng cụ sửa chữa.

Chi phí mua thực phẩm.

Khi nhà hàng đã đi vào hoạt động, chi phí cho đồ ăn và thức uống là khoản chiếm nhiều ngân sách của bạn nhất. Tùy thuộc vào loại hình nhà hàng, chi phí thức ăn và đồ uống của bạn không được tốn quá 25 đến 40% doanh thu. Lương nhân viên sẽ tốn hêm tầm 20 đến 25 % doanh thu.

Tính tương đối, giá thuê mặt bằng của bạn sẽ rơi vào khoảng 30 triệu 1 tháng, chi phí vật dụng nhà bếp và trang trí khoảng 500 triệu, chi phí mua thực phẩm, trả lương cho nhân viên và các chi phí phát sinh khoảng 200 triệu. Vì vậy bạn cần khoảng 800 triệu để thiết kế nhà hàng 100 chỗ có khả năng thu về lợi nhuận 1 tỷ đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, việc tìm một đơn vị tư vấn thiết kế uy tín có thể giúp bạn tiết kiệm được các khoản phí phát sinh như thủ tục cấp phép xây dựng hay chi phí thi công…

Kinh phí đầu tư quán trà sữa.

Kinh doanh trà sữa đang là mô hình mang lại lợi nhuận không thua kém so với quán cà phê. Tuy nhiên, bạn sẽ cần chuẩn bị rất nhiều thứ trước khi bắt đầu thiết kế quán trà sữa như: tài chính, chiến lược kinh doanh , nghiên cứu thị trường, hình thức thiết kế quán trà sữa…Dưới đây là 5 bước cần chuẩn bị cho những bạn mới bắt đầu kinh doanh quán trà sữa.

Bước 1: Xác định đối tượng mà bạn muốn hướng đến khi thiết kế quán trà sữa.

Việc xác định khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn biết được khách hàng mình chủ yếu là ai? Học sinh, sinh viên, hay dân văn phòng? Họ sẵn sàng chi bao nhiêu tiền cho một cốc trà sữa? Họ cần gì, thích vị gì?… Và đặc biệt việc xác định khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn có những chiến lược marketing hiệu quả.

Bước 2. Xác định nguồn vốn để mở quán.

Tài chính vẫn là yếu tố quan trọng nhất khi chuẩn bị mở quán. Sau đây là các chi phí mà bạn bắt buộc phải tính đến khi thiết kế quán trà sữa:

  • Chi phí thuê địa điểm nếu chưa có (thường tính theo kì hạn tối thiểu 6 tháng).
  • Chi phí thiết kế quán.
  • Chi phí sửa sang quán nếu cần.
  • Chi phí trang bị trang thiết bị cần thiết cho quán.
  • Các chi phí duy trì hoạt động: tiền lương nhân viên, tiền điện nước, tiền thuế.
  • Các loại phí khác: chi phí làm giấy phép kinh doanh, chi phí marketing…

Lưu ý, bạn cần chuẩn bị số tiền dự phòng để có thể duy trì hoạt động quán trong thời gian đầu khai trương. Vì giai đoạn đầu thường là giai đoạn thu hút khách hàng, bạn sẽ phải chi nhiều tiền cho quảng cáo và các chương trình khuyến mãi và giai đoạn này quán trà sữa của bạn chưa thể sinh lời. Vì vậy cần chuẩn bị tài chính thật kĩ cho lúc này.

Bước 3: Tìm địa điểm mở quán kinh doanh trà sữa.

Việc địa điểm đẹp sẽ giúp bạn thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, nhưng điều này cũng đồng nghĩa với giá thành cao. Nếu vốn ít, bạn có thể lựa chọn địa điểm ở nơi ít cạnh tranh hoặc lùi vào trong ngõ và kết hợp kinh doanh online.

Bước 4: Lựa chọn phong cách thiết kế quán trà sữa.

Xu hướng hiện nay khi mọi người đến các quán trà sữa hay cà phê không đơn thuần chỉ là uống mà còn để tận hưởng không gian và check-in. Vì vậy, yếu tố đẹp khi thiết kế quán trà sữa sẽ giúp cửa hàng của bạn thu hút nhiều người hơn. Bạn có thể tự thiết kế hoặc thuê một đơn vị thiết kế. Tuy nhiên việc tự thiết kế có thể khiến quán của bạn trông không được chuyên nghiệp. Còn giá thuê đơn vị thiết kế có vẻ hơi cao, khoảng 200.000 đồng/m2. Tuy nhiên, bạn sẽ có một không gian đẹp và độc đáo cũng như tiết kiệm được kha khá thời gian cho việc tìm trang thiết bị và thi công.

Bước 5: Nhập máy móc nguyên liệu.

Vấn đề nhập máy móc và nguyên liệu chính là một trong những khoản đầu tư cần chú ý khi kinh doanh quán trà sữa. Vì làm trà sữa cần khá nhiều máy móc và các nguyên liệu. Đầu tư đầy đủ máy móc là tốt nhất, nhưng chi phí khá cao. Nếu còn khó khăn về tài chính, bạn nên cân nhắc, phụ thuộc với quy mô mà chọn những loại máy phù hợp tránh lãng phí.

Bạn cũng nên lựa chọn các nhà cung cấp nguyên liệu chất lượng mà giá cả tốt nhất.

Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giải đáp được cho bạn câu hỏi thiết kế quán trà sữa cần gì? Chúc bạn mở được một quán trà sữa đông khách mang về doanh số cao.

Thời gian thiết kế thi công quán cà phê/nhà hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon